“Vạch trần” 11 dấu hiệu cơ bản của người đang cố tình che giấu cảm xúc

Thoạt nghe, điều này có vẻ tốt. Khi cảm thấy buồn hoặc chán nản, bạn có thể dễ dàng cảm thông với những vấn đề của người khác. Thật không may, điều này có thể khiến bạn thêm mệt mỏi và chán nản.

“Chúng ta cố gắng hết sức để che giấu cảm xúc thật với những người cần biết nó nhất. Mọi người thường kìm nén cảm xúc vì cho rằng bộc lộ chúng ra thì sẽ càng không ổn”, tiểu thuyết gia người Mỹ Collen Hoover chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường xuyên giữ khư khư hoặc giấu nhẹm cảm xúc của mình, đặc biệt là khi buồn.

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Leon F.Seltzer, có rất nhiều lý do khiến chúng ta tìm mọi cách để che giấu cảm xúc hoặc giả vờ hạnh phúc. Những tổn thương về mặt cảm xúc xuất phát từ niềm tin tiêu cực rằng chúng ta sẽ bị đọc vị bởi một người nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó.

Tất cả những người che giấu cảm xúc đều có một điểm chung là sự sợ hãi. Nhiều người không nhận ra điều đó, đồng thời không biết rằng việc tập trung che giấu cảm xúc của bản thân sẽ sinh ra nhiều vấn đề hơn là khi thoải mái thể hiện chúng.

Những cảm xúc bị kìm nén có thể quay lại bất cứ lúc nào, đặc biệt chúng sẽ thể hiện qua hành động. Dưới đây là 11 biểu hiện thường thấy mỗi khi chúng ta muốn che giấu cảm xúc của mình.

1. Quan tâm đến người khác

Thoạt nghe, điều này có vẻ tốt. Khi cảm thấy buồn hoặc chán nản, bạn có thể dễ dàng cảm thông với những vấn đề của người khác. Thật không may, điều này có thể khiến bạn thêm mệt mỏi và chán nản.

2. Biến mất khỏi cuộc sống của những người thân quen

Mỗi khi muốn che giấu cảm xúc, nhiều người chọn cách tạm thời lánh mặt những người thân trong gia đình và bạn bè trong một khoảng thời gian nhất định, có thể vài ngày hoặc vài tuần. Bạn ngừng liên lạc với họ và thu mình trong thế giới riêng với những hàng rào phân cách với thế giới bên ngoài.

Điều này xảy ra khi chúng ta muốn đối diện với cảm xúc của chính mình trước khi sẵn sàng thể hiện nó ra ngoài. Khi không muốn ai khơi dậy cảm xúc từ sâu bên trong mình, chúng ta thường chọn cách trốn tránh như vậy.

3. Luôn luôn bận rộn

Có lẽ bạn sợ thời gian rảnh sẽ làm mình suy nghĩ nhiều hơn, do đó luôn tìm cách khiến mình bận rộn hơn bình thường. Bạn nhận thêm việc, liên tục lên kế hoạch đi chơi với bạn bè hay gia đình… Khi không có thời gian riêng cho bản thân, bạn có thể tạm quên đi những cảm xúc mà mình đang cố giấu.

4. “Tôi ổn”

Bạn càng kìm nén cảm xúc của mình đến đâu thì nói câu này càng nhiều. Bằng cách khẳng định mình ổn, bạn có thể tránh được sự “soi mói” của mọi người. Khi không ai để ý đến chuyện của bạn nữa, bạn cũng dễ kìm nén cảm xúc hơn.

Huyền thoại nhạc rock Jim Morrison từng nói: “Thứ tự do quan trọng nhất là bạn được là chính mình. Bạn đổi bản chất của mình để làm tròn vai trò nào đó. Bạn đổi cảm xúc của mình để thực hiện điều gì đó. Bạn từ bỏ những cảm giác riêng của mình để đeo một cái mặt nạ giả dối.

Sẽ không có cuộc cách mạng lớn lao nào xảy ra nếu bạn không tự thay đổi chính mình. Mọi thay đổi đều bắt nguồn từ bên trong bạn trước đã”. Như vậy, nếu giả vờ nói ổn, bạn sẽ không cố gắng tìm cách thay đổi tình hình thật sự của mình.


5. Phát sinh những kiểu lo lắng mới

“Chúng ta thường kìm nén những cảm xúc khó chịu như nỗi buồn, sự tức giận hay tổn thương. Đối với người trưởng thành, khi một trong những cảm xúc trên bộc lộ ra ngoài, thì tất cả những cảm xúc tiêu cực còn lại sẽ bùng nổ theo. Do đó, sự sợ hãi ngày càng tăng”, nhà tâm lý trị liệu Backi Hein cho hay.

Khi cảm xúc bị kìm nén, chúng sẽ biểu hiện thành những dạng lo lắng mới mà bạn chưa từng biết. Bạn cảm thấy ngại ra khỏi nhà hoặc gặp vấn đề khi giao tiếp với những người quen.

6. Tự tạo ra những cảm xúc giả

Mặc dù đang rất buồn nhưng bạn vẫn giả vờ như đang lạc quan và hài hước. Điều này tưởng chừng như có tác động tích cực nhưng thực ra khi thiếu những sự lạc quan thật sự, bạn sẽ càng làm cho cảm xúc của mình tồi tệ đi.

7. Luôn phải kiểm soát cảm xúc

Đối với bạn, mọi phút giây đều phải theo kế hoạch định sẵn. Bạn không cho phép bạn thân làm những điều ngẫu hứng hoặc bất ngờ vì sợ lộ ra những cảm xúc đang cố giấu.

Bạn ghét cả những lúc ngồi xuống và nghĩ về những cảm xúc thật của mình. Vì vậy, lúc nào bạn cũng vạch rõ những việc cần làm để tránh xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

8. Tìm kiếm các mối quan hệ mới

Những người muốn giấu cảm xúc thường tìm đến những mối quan hệ mới lạ để tránh phải đối mặt với những mối quan hệ thân thiết, dễ dàng khiến bản thân bộc lộ con người thật.

9. Thấy tất cả mọi thứ đều như trò đùa

Ngay cả khi đang rất sầu não, bạn vẫn có thể cố tình vui đùa trong mọi tình huống. Bạn nghĩ cười ngay cả khi đang rất buồn là cách để xua đuổi và tránh không phải đối diện với cảm xúc thật.

Đây là cơ chế phòng vệ để những người muốn che giấu cảm xúc kiềm chế bản thân và tránh sự nghi ngờ của những người xung quanh.


10. Tạo ra vẻ ngoài gai góc hơn

Khi muốn giấu cảm xúc, bạn sẽ cố gắng tạo ra vẻ ngoài không mấy thân thiện để mọi người phải tránh xa (dù bạn đang rất cần có họ bên cạnh để chia sẻ). Bạn “diễn” như thể “ta đây không sợ bất cứ điều gì”, dù bên trong đang bị tổn thương sâu sắc.

11. Khóa mọi cảm xúc, kể cả những cảm xúc tích cực

Khi bạn kìm nén những cảm xúc như buồn bã, đau khổ, bạn vô tình kìm nén luôn cả những cảm xúc khác như vui vẻ hay ngạc nhiên. Càng kìm nén lâu thì bạn càng mệt mỏi. Trớ trêu thay, khi càng trốn tránh, bạn càng cảm nhận rõ những rắc rối của mình.

Nếu từng có những biểu hiện kể trên , bạn cần phải xét lại xem việc che giấu cảm xúc đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của mình.

“Nếu thực sự muốn ngưởi khác hiểu được những cảm xúc dễ bị tổn thương của mình, chúng ta cần phải biểu hiện chúng ra bên ngoài, nói ra những điều lâu nay cố giấu”, Seltzer nhấn mạnh.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *